Theo dõi Top Thủ Thuật để cập nhật các Thủ Thuật mới nhất nhé!
Theo dõi
Top Thu Thuat
  • Thủ Thuật
    • Thủ Thuật Điện Thoại
    • Thủ Thuật Phần Mềm
    • Thủ Thuật internet
    • Thủ Thuật Tiện Ích
  • Network
  • Security
  • Công Nghệ
  • Kiến Thức
  • Ứng Dụng
  • Office
    • Học Word
    • Học Excel
    • Học Power Point
  • Game Offline
    • Code Game
    • Game Nhập Vai
    • Kinh Nghiệm Chơi Game
No Result
View All Result
Top Thủ Thuật
  • Thủ Thuật
    • Thủ Thuật Điện Thoại
    • Thủ Thuật Phần Mềm
    • Thủ Thuật internet
    • Thủ Thuật Tiện Ích
  • Network
  • Security
  • Công Nghệ
  • Kiến Thức
  • Ứng Dụng
  • Office
    • Học Word
    • Học Excel
    • Học Power Point
  • Game Offline
    • Code Game
    • Game Nhập Vai
    • Kinh Nghiệm Chơi Game
No Result
View All Result
Top Thủ Thuật
No Result
View All Result
Home Kiến Thức

Soạn bài Hai đứa trẻ

Funky Boy by Funky Boy
16 Tháng Tám, 2022
in Kiến Thức
0 0
0
Soạn bài Hai đứa trẻ
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 11. Dưới đây là chi tiết soạn bài hai đứa trẻ

==>> Soạn bài hai đứa trẻ chi tiết và bài phân tích hay nhất của học sinh chuyên văn

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Hai đứa trẻ, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.

Nội dung

  • Video so sánh âm thanh chuyến tàu mang đến với âm thanh của phố huyện
  • Soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết
  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm
  • III. Đọc – hiểu văn bản
  • Soạn bài Hai đứa trẻ ngắn gọn
  • I. Trả lời câu hỏi
  • II. Luyện tập
  • Soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết
  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm
  • III. Đọc – hiểu văn bản
  • Soạn bài Hai đứa trẻ ngắn gọn
  • I. Trả lời câu hỏi
  • II. Luyện tập

Video so sánh âm thanh chuyến tàu mang đến với âm thanh của phố huyện

Soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết

I. Tác giả

– Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.Soạn bài Hai đứa trẻ

– Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

– Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.

– Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn.

– Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

– Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.

– Một số tác phẩm:

  • Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942)
  • Tiểu thuyết: Ngày mới (1939)
  • Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam.

2. Tóm tắt

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua lời kể của nhân vật Liên. Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng bố bị mất việc nên phải chuyển về quê sống. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm… đều là những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Cảnh phố huyện khi chiều xuống.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Cảnh phố huyện khi về đêm.
  • Phần 3. Còn lại. Cảnh đợi tàu của những người dân phố huyện.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảnh phố huyện khi chiều xuống

a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện:

  • Điểm nhìn: Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên.
  • Âm thanh: Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.
  • Hình ảnh, màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
  • Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.

=> Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế

b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện

– Cảnh chợ tàn:

  • Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
  • Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

– Con người:

  • Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
  • Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
  • Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
  • Bác Siêu với gánh hàng phở – một thứ quà xa xỉ.
  • Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

=> Sự nghèo đói bao trùm lên khu phố huyện nghèo.

c. Tâm trạng của Liên

  • Ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ.
  • Lòng buồn man mát trước cái giờ khắc của ngày tàn.
  • Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.
  • Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên

=> Một tâm hồn giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

2. Cảnh phố huyện khi về đêm

a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”

– Phố huyện ngập chìm trong bóng tối:

  • “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
  • “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.

=> Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.

– Ánh sáng chỉ còn leo lét ở một vài nơi:Đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đền hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đàn dây sáng xanh trong hiệu khách, ngọn đèn trong cửa hiệu của Liên…

=>Ánh sáng chỉ còn là khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…

=> Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

b. Cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ

– Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:

  • Chị Tí dọn hàng nước.
  • Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
  • Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”.
  • Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.

– Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Chị Tí “mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào”. Mơ ước: “Chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

=> Dù cuộc sống quẩn quanh, bế tắc nhưng con người nơi vẫn không ngừng mơ ước về một tương lai đổi khác.

3. Cảnh đợi tàu của những người dân phố huyện

– Lí do đợi tàu của Liên và An:

  • Để bán hàng theo lời mẹ dặn.
  • Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

– Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:

  • Liên trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”…
  • Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.

– Khi tàu đến:

  • Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
  • Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
  • Liên mơ về Hà Nội trong kí ức đầy ánh sáng.

– Khi tàu đi:

  • Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
  • Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
  • Cả phố huyện bây giờ mới thật hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn.
  • Chị Tí sửa soạn chuẩn bị ra về, bác Siêu gánh hàng vào trong làng, vợ chồng bác xẩm ngủ trên manh chiếu từ bao giờ…
  • Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên.

=> Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ. Qua đó, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quanh quẩn, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng trước ước mơ mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
  • Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, hình ảnh giàu tính biểu tượng, giọng văn nhẹ nhàng…

Soạn bài Hai đứa trẻ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?

  • Thời gian: chiều tà, thời điểm kết thúc của một ngày.
  • Không gian: phố huyện nghèo với những hình ảnh quen thuộc như tiếng trống thu không, dãy tre làng…
Xem Thêm:  Heroes of Mavia (MAVIA) là gì? Thông tin chi tiết về tiền điện tử MAVIA

Câu 2. Thạch Lam miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?

– Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve với bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

– Cảnh chợ tàn: chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu; người về hết và tiếng ồn ào cũng mất; trên đất chỉ còn rác rưởi vỏ bưởi, lá nhãn và lá mía; mùi ẩm mốc quen thuộc…

– Hình ảnh người dân phố huyện:

  • Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
  • Chị Tí mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc bàng; dọn hàng từ chập tối cho đến đêm “chả kiếm được bao nhiêu”. Thằng cu bé con chị Tí xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra trông thật tội nghiệp.
  • Bà cụ Thi hơi điên, cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu, lảo đảo lần vào bóng tối.
  • Vợ chồng bác xẩm “tiếng đàn bầu bần bật”, “thằng con bò ra đất”…
  • Bác phở Siêu gánh hàng đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt, bóng bác mênh mang… Phở của bác là món quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được.

=> Con người nơi phố huyện sống lặng lẽ, nghèo khổ.

Câu 3. Phân tích tâm trạng Liên, An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện.

– Ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ. Lòng buồn man mát trước cái giờ khắc của ngày tàn.

– Liên cảm thấy cái “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” là “cái mùi riêng của đất, của quê hương này”.

– Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với một cảm giác buồn mênh mang. Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng…

Câu 4. Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

– Tàu xuất hiện với những toa đèn sáng trưng, với “đèn ghi xanh biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông. Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua. Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

– Chị em Liên và An cố thức để đợi tàu vì:

  • Chuyến tàu sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
  • Chuyến tàu mang đến một thế giới khác lạ (ánh sáng xa lạ, các toa đèn sáng trưng, âm thanh náo nức, tiếng hành khách ồn ào…) đối lập với cuộc sống buồn tẻ của nơi phố huyện nghèo.
  • Chuyến tàu từ Hà Nội gợi nhớ về một tuổi thơ sung sướng của hai chị em: “Một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực và huyên náo”.

Câu 5. Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?

  • Thạch Lam đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc.
  • Miêu tả nội tâm tinh tế, sâu sắc.
  • Giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Câu 6. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quanh quẩn, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng trước ước mơ mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.

II. Luyện tập

Câu 1. Anh chị có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện “Hai đứa trẻ”? Vì sao?

  • Nhân vật ấn tượng nhất là Liên. Đây là nhân vật được Thạch Lam xây dựng với những diễn biến tâm lí tinh tế, sâu sắc.
  • Chi tiết nghệ thuật ấn tượng nhất là hình ảnh đoàn tàu. Vì qua chi tiết này Thạch Lam đã gửi gắm được dụng ý nghệ thuật của mình.

Câu 2. Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ.

  • Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm
  • Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, tâm lí nhân vật.
  • Giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng.
  • Xây dựng những chi tiết, hình ảnh giàu tính biểu tượng…

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 11.

Soạn bài Hai đứa trẻ

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Hai đứa trẻ, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.

Soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết

I. Tác giả

– Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.

– Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

– Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.

– Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn.

– Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

– Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.

– Một số tác phẩm:

  • Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942)
  • Tiểu thuyết: Ngày mới (1939)
  • Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam.

2. Tóm tắt

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua lời kể của nhân vật Liên. Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng bố bị mất việc nên phải chuyển về quê sống. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm… đều là những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Cảnh phố huyện khi chiều xuống.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Cảnh phố huyện khi về đêm.
  • Phần 3. Còn lại. Cảnh đợi tàu của những người dân phố huyện.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảnh phố huyện khi chiều xuống

a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện:

  • Điểm nhìn: Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên.
  • Âm thanh: Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.
  • Hình ảnh, màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
  • Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.

=> Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế

b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện

– Cảnh chợ tàn:

  • Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
  • Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

– Con người:

  • Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
  • Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
  • Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
  • Bác Siêu với gánh hàng phở – một thứ quà xa xỉ.
  • Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

=> Sự nghèo đói bao trùm lên khu phố huyện nghèo.

c. Tâm trạng của Liên

  • Ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ.
  • Lòng buồn man mát trước cái giờ khắc của ngày tàn.
  • Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.
  • Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên
Xem Thêm:  Cách chơi đội hình Khai Sáng Đại Sư DTCL Mùa 4.5

=> Một tâm hồn giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

2. Cảnh phố huyện khi về đêm

a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”

– Phố huyện ngập chìm trong bóng tối:

  • “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
  • “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.

=> Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.

– Ánh sáng chỉ còn leo lét ở một vài nơi:Đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đền hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đàn dây sáng xanh trong hiệu khách, ngọn đèn trong cửa hiệu của Liên…

=>Ánh sáng chỉ còn là khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…

=> Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

b. Cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ

– Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:

  • Chị Tí dọn hàng nước.
  • Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
  • Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”.
  • Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.

– Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Chị Tí “mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào”. Mơ ước: “Chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

=> Dù cuộc sống quẩn quanh, bế tắc nhưng con người nơi vẫn không ngừng mơ ước về một tương lai đổi khác.

3. Cảnh đợi tàu của những người dân phố huyện

– Lí do đợi tàu của Liên và An:

  • Để bán hàng theo lời mẹ dặn.
  • Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

– Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:

  • Liên trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”…
  • Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.

– Khi tàu đến:

  • Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
  • Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
  • Liên mơ về Hà Nội trong kí ức đầy ánh sáng.

– Khi tàu đi:

  • Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
  • Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
  • Cả phố huyện bây giờ mới thật hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn.
  • Chị Tí sửa soạn chuẩn bị ra về, bác Siêu gánh hàng vào trong làng, vợ chồng bác xẩm ngủ trên manh chiếu từ bao giờ…
  • Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên.

=> Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ. Qua đó, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quanh quẩn, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng trước ước mơ mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
  • Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, hình ảnh giàu tính biểu tượng, giọng văn nhẹ nhàng…

Soạn bài Hai đứa trẻ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?

  • Thời gian: chiều tà, thời điểm kết thúc của một ngày.
  • Không gian: phố huyện nghèo với những hình ảnh quen thuộc như tiếng trống thu không, dãy tre làng…

Câu 2. Thạch Lam miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?

– Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve với bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

– Cảnh chợ tàn: chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu; người về hết và tiếng ồn ào cũng mất; trên đất chỉ còn rác rưởi vỏ bưởi, lá nhãn và lá mía; mùi ẩm mốc quen thuộc…

– Hình ảnh người dân phố huyện:

  • Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
  • Chị Tí mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc bàng; dọn hàng từ chập tối cho đến đêm “chả kiếm được bao nhiêu”. Thằng cu bé con chị Tí xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra trông thật tội nghiệp.
  • Bà cụ Thi hơi điên, cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu, lảo đảo lần vào bóng tối.
  • Vợ chồng bác xẩm “tiếng đàn bầu bần bật”, “thằng con bò ra đất”…
  • Bác phở Siêu gánh hàng đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt, bóng bác mênh mang… Phở của bác là món quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được.

=> Con người nơi phố huyện sống lặng lẽ, nghèo khổ.

Câu 3. Phân tích tâm trạng Liên, An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện.

– Ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ. Lòng buồn man mát trước cái giờ khắc của ngày tàn.

– Liên cảm thấy cái “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” là “cái mùi riêng của đất, của quê hương này”.

– Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với một cảm giác buồn mênh mang. Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng…

Câu 4. Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

– Tàu xuất hiện với những toa đèn sáng trưng, với “đèn ghi xanh biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông. Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua. Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

– Chị em Liên và An cố thức để đợi tàu vì:

  • Chuyến tàu sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
  • Chuyến tàu mang đến một thế giới khác lạ (ánh sáng xa lạ, các toa đèn sáng trưng, âm thanh náo nức, tiếng hành khách ồn ào…) đối lập với cuộc sống buồn tẻ của nơi phố huyện nghèo.
  • Chuyến tàu từ Hà Nội gợi nhớ về một tuổi thơ sung sướng của hai chị em: “Một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực và huyên náo”.

Câu 5. Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?

  • Thạch Lam đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc.
  • Miêu tả nội tâm tinh tế, sâu sắc.
  • Giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Câu 6. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quanh quẩn, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng trước ước mơ mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.

II. Luyện tập

Câu 1. Anh chị có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện “Hai đứa trẻ”? Vì sao?

  • Nhân vật ấn tượng nhất là Liên. Đây là nhân vật được Thạch Lam xây dựng với những diễn biến tâm lí tinh tế, sâu sắc.
  • Chi tiết nghệ thuật ấn tượng nhất là hình ảnh đoàn tàu. Vì qua chi tiết này Thạch Lam đã gửi gắm được dụng ý nghệ thuật của mình.

Câu 2. Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ.

  • Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm
  • Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, tâm lí nhân vật.
  • Giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng.
  • Xây dựng những chi tiết, hình ảnh giàu tính biểu tượng…

Cảm ơn các bạn đã theo dõi TOP Thủ Thuật trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Soạn bài Hai đứa trẻ
. Hy vọng bài viết tại chuyên mục Chia Sẻ Kiến Thức sẽ giúp ích được cho bạn. Trân trọng !!!

vote
Article Rating
ShareTweetPin
Funky Boy

Funky Boy

Tôi là Funky Boy luôn chia sẻ kiến thức về tất cả những gì liên quan đến công nghệ, như sử dụng máy tính, sử dụng điện thoại, thủ thuật để sử dụng Internet một cách hiệu quả nhất...giúp bạn có được những trải nghiệm mới thú vị và đạt được hiệu quả cao trong công việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chien-luoc-thay-doi-quy-mo-tu-dong-Auto-Scaling 1
Kiến Thức

Chiến lược thay đổi quy mô tự động Auto Scaling

by Funky Boy
8 Tháng Chín, 2022
cach-toi-uu-website
Kiến Thức

Cách tối ưu website đơn giản, hiệu quả không phải ai cũng biết

by Funky Boy
30 Tháng Tám, 2022
Chỉnh chu hay Chỉn chu là đúng
Kiến Thức

Chỉnh chu hay Chỉn chu là đúng

by Funky Boy
18 Tháng Tám, 2022
1 chỉ vàng bằng bao nhiêu tiền
Kiến Thức

1 chỉ vàng bằng bao nhiêu tiền

by Funky Boy
18 Tháng Tám, 2022
1 CHF bằng bao nhiêu VNĐ Việt Nam
Kiến Thức

1 CHF bằng bao nhiêu VNĐ Việt Nam

by Funky Boy
18 Tháng Tám, 2022
1 cái bánh Trung Thu bao nhiêu calo? Calories trong bánh Trung Thu
Kiến Thức

1 cái bánh Trung Thu bao nhiêu calo? Calories trong bánh Trung Thu

by Funky Boy
18 Tháng Tám, 2022
Next Post
Bait là gì? Waifu bait là gì? Tại sao được dùng nhiều trên Facebook?

Bait là gì? Waifu bait là gì? Tại sao được dùng nhiều trên Facebook?

Subscribe
Connect with
I allow to create an account
When you login first time using a Social Login button, we collect your account public profile information shared by Social Login provider, based on your privacy settings. We also get your email address to automatically create an account for you in our website. Once your account is created, you'll be logged-in to this account.
DisagreeAgree
Notify of
guest
I allow to create an account
When you login first time using a Social Login button, we collect your account public profile information shared by Social Login provider, based on your privacy settings. We also get your email address to automatically create an account for you in our website. Once your account is created, you'll be logged-in to this account.
DisagreeAgree
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Có thể bạn sẽ cần

Native app là gì? Những ưu nhược điểm nổi bật của Native app
Công Nghệ

Native app là gì? Những ưu nhược điểm nổi bật của Native app

by Funky Boy
30 Tháng Mười Một, 2022
0

Native app là gì được xem là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay khi tìm hiểu...

Read more

Đề xuất cho bạn

Native app là gì? Những ưu nhược điểm nổi bật của Native app

Native app là gì? Những ưu nhược điểm nổi bật của Native app

30 Tháng Mười Một, 2022
Cách Kiếm Tiền Online Cho Mẹ Bỉm Sữa Uy Tín Và Ổn Định

Cách Kiếm Tiền Online Cho Mẹ Bỉm Sữa Uy Tín Và Ổn Định

23 Tháng Mười Hai, 2022
Cách tạo Chữ ngược, chữ nghiêng, gạch dưới để đặt tên, chat

Cách tạo Chữ ngược, chữ nghiêng, gạch dưới để đặt tên, chat

8 Tháng Chín, 2022
Tạo Phòng học ảo trên Zoom bằng Immersive View

Tạo Phòng học ảo trên Zoom bằng Immersive View

8 Tháng Chín, 2022
Các lệnh nguy hiểm nhất trên Windows bạn không nên dùng

Các lệnh nguy hiểm nhất trên Windows bạn không nên dùng

8 Tháng Chín, 2022
Cách tăng FPS trong game trên Laptop

Cách tăng FPS trong game trên Laptop

8 Tháng Chín, 2022

TOP THỦ THUẬT

Top Thủ Thuật – Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghê, Máy Tính, Phần Mềm

✩ jun88

✩ hi88

✩ SHBET

✩ May 88

ĐỐI TÁC

✩ S666

✩ https://iwin68.ltd/

✩ IWIN

✩ Sunc888

✩ Nhà cái 7ball

LIÊN KẾT

✩ QH88

✩ FAFA191

✩ Top game bài đổi thưởng 

✩ Hi88

✩ SV368

✩ Moto88

Thông tin liên hệ

• 247 Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

• Email: [email protected]

• Mobile: 0878310247

• Website: https://topthuthuat.com.vn/

✩ Fi88

✩ Hi88bet

✩ Bong da lu

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách
  • Game Bài đổi thưởng
  • 168bet
  • BK8
  • TWIN

© 2021 Top Thủ Thuật - Tải game Offline miễn phí

No Result
View All Result
  • Thủ Thuật
    • Thủ Thuật Điện Thoại
    • Thủ Thuật Phần Mềm
    • Thủ Thuật internet
    • Thủ Thuật Tiện Ích
  • Network
  • Security
  • Công Nghệ
  • Kiến Thức
  • Ứng Dụng
  • Office
    • Học Word
    • Học Excel
    • Học Power Point
  • Game Offline
    • Code Game
    • Game Nhập Vai
    • Kinh Nghiệm Chơi Game

© 2021 Top Thủ Thuật - Tải game Offline miễn phí

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
wpDiscuz
0
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
| Reply